Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam

21:29 09/01/2024 - Văn hóa xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0. Đây là tài liệu quan trọng hướng tới xây dựng chính phủ số được áp dụng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ thực tiễn triển khai xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu xây dựng và cập nhật, bổ sung một số nội dung mới và ban hành Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới chính phủ số (gọi tắt là Khung kiến trúc).

So với phiên bản 2.0 đã được ban hành, Khung kiến trúc phiên bản mới có cập nhật sơ đồ khái quát chính phủ điện tử và mô tả các thành phần sau: Bổ sung nền tảng định danh và xác thực điện tử, hệ thống định danh và xác thực điện tử và việc khai thác, sử dụng các hệ thống này theo quy định; bổ sung Trung tâm dữ liệu quốc gia; kho dữ liệu về con người; kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên của một số hệ thống theo ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương cũng được bổ sung, cập nhật.

Sơ đồ khái quát Chính phủ điện tử Việt Nam theo Khung kiến trúc phiên bản mới_Ảnh: vietnamnet.vn

Đồng thời, các mô hình tham chiếu cũng được cập nhật thông tin về nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng, công nghệ, an toàn thông tin mạng - an ninh mạng. Để bảo đảm đồng bộ với Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng, khung kiến trúc phiên bản 3.0 đổi tên “mô hình tham chiếu an toàn thông tin” tại phiên bản 2.0 thành “mô hình tham chiếu an toàn thông tin mạng, an ninh mạng”. Nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc triển khai Đề án 06 và Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5-9-2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử…, các mô hình tham chiếu về nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng cũng được cập nhật, bổ sung thông tin.

Bộ Thông tin và Truyền thông lưu ý, trong quá trình xây dựng, triển khai áp dụng các nội dung Kiến trúc chính phủ điện tử, các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như phải phù hợp với Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam và các văn bản hướng dẫn liên quan; phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số của quốc gia; phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các bộ, ngành, địa phương.

Khung kiến trúc của các đơn vị cũng phải bảo đảm việc đầu tư triển khai chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số hiệu quả; áp dụng hiệu quả các công nghệ số mới; sử dụng, ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây và các công nghệ hiện đại khác theo lộ trình phù hợp; triển khai các giải pháp bảo mật, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng; phát triển dữ liệu số tạo nền tảng cho triển khai chính phủ điện tử, bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, cung cấp các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao để phát triển các dịch vụ đổi mới sáng tạo

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top