Bảy kim chỉ nam của WSJ để đưa báo chí lên cấp độ mới

Thay đổi cách suy nghĩ của tòa soạn, sử dụng công nghệ mới và đầu tư vào phiên bản di động đang là những hoạt động trọng tâm của “báo chí cấp độ mới” của tờ Wall Street Journal (WSJ).

Phó tổng biên tập Matt Murray của WSJ. (Nguồn: wan-ifra.org)

Mặc dù con số 1,4 triệu bản in phát hành toàn cầu của WSJ vẫn rất đáng nể, nhưng một nửa trong tổng doanh thu của tờ báo này hiện nay đến từ phiên bản điện tử.

“Đây không phải chỉ là cơ chế đưa tin mới mà là một bước chuyển đổi căn bản cách chúng tôi làm báo cũng như cải thiện công tác báo chí tốt hơn”, phó tổng biên tập Matt Murray của WSJ chia sẻ với các biên tập viên tại Hội nghị Truyền thông Tin tức Thế giới thường niên của WAN-IFRA mới tổ chức tại Cartagena, Colombia tuần qua.

Tại hội nghị này, Murray đã trình bày 7 kim chỉ nam chuyển đổi sang phiên bản kỹ thuật số của WSJ và khẳng định rằng để cạnh tranh về mặt kỹ thuât số, về đích thứ hai là không đủ.

“Chúng ta phải là người đầu tiên, là nguồn tin chính cho độc giả. Và chúng ta cần phải là người đưa ra tiếng nói cuối cùng đáng tin cậy nhất về bất cứ chủ đề nào mình đang phụ trách.”

7 kim chỉ nam của WSJ như sau:

1. Mối quan hệ quan trọng nhất là quan hệ với độc giả

Do sự phát triển của báo điện tử ngày nay, thu nhập từ độc giả đăng ký theo dõi tin tức đang trở nên hết sức quan trọng. Công nghệ mới đã nâng cao kỳ vọng của độc giả cũng như những lựa chọn kênh tin tức. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong văn hóa tòa soạn để làm sâu sắc thêm mối quan hệ với độc giả và lôi kéo sự chú ý của họ. Và trong khi việc phân tích vẫn là công cụ hữu hiệu, hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của các nhà báo ngày nay là kết nối và giữ chân độc giả.

2. Có thể phục vụ độc giả sử dụng mọi nền tảng hay thiết bị

Trong khi vẫn duy trì sức mạnh của bản in, WSJ đang chuyển nhiều tài nguyên hơn đến bản điện tử, nguồn gốc của đa phần tăng trưởng. Điều này được hiểu là bố trí lại nhiệm vụ công việc - các biên tập viên tin tức truyền thống đang tái cơ cấu quanh phiên bản điện tử. 

Trong số khoảng 1500 người tham gia hoạt động tin tức toàn cầu của WSJ hiện có 40 phóng viên tin video, hơn 10 nhân viên chuyên công tác thu hút độc giả, và hơn 20 nhân viên tập trung vào kiến tạo và biên tập các sản phẩm kỹ thuật số, cùng các nhóm kỹ sư, thiết kế sản phẩm và kỹ thuật.

3. Cung cấp cho độc giả câu chuyện mà họ muốn

Mặc dù tập trung vào các chủ đề kinh doanh, công nghệ và kinh tế truyền thống, WSJ hiện đã mở rộng sang mảng tin tức chính trị, pháp luật, thời trang và thể thao trong những năm gần đây với một sự “khao khát tin tức thông minh và sâu sắc” trong một “thế giới đã toàn cầu hóa không ít nhưng vẫn có xu hướng phân cực.”

Mở rộng bao phủ tin tức đến các thành phố lớn như London, Delhi, Bắc Kinh và Mexico City, cũng như đưa ra các kỹ thuật kể chuyện mới, như đồ họa tương tác về các cuộc bầu cử ở Mỹ là một số trong những bước chuyển dịch lớn của WSJ.

4. Tin tức nhanh chóng có ý nghĩa sống còn

Murray lưu ý lượng người đọc tăng vọt chỉ trong vài phút sau khi tin tức mới được đăng trên trang wsj.com. Thay vì giả định Internet có thể biến tin tức thành hàng hóa, đội ngũ biên tập đã lựa chọn những câu chuyện tin tức nóng hổi để tập trung khai thác - ví dụ trong số 10 thương vụ hợp nhất và mua lại lớn nhất ở Mỹ thì phóng viên WSJ phát hiện tới 8 vụ việc.

5. Bối cảnh và phân tích đóng vai trò rất quan trọng

Người đọc cần sự giúp đỡ để hiểu tin tức, và những bài bình luận thông minh là “một đặc quyền mà người đọc không thể có ở bất cứ nơi nào khác.”

WSJ đặt trách nhiệm với các nhà báo của mình phải trở thành những chuyên gia có khả năng nêu những phân tích giàu thông tin và khách quan, cũng như thuê những cây viết tiếng tăm phụ trách các lĩnh vực then chốt như thị trường, chính trị, Trung Quốc và công nghệ.

6. Tập trung vào những tin tức không hãng tin nào làm hoặc không có khả năng làm

Với sự giúp đỡ của công nghệ mới để cải thiện và tái sáng tạo cách kể chuyện cũng như tăng kết nối, lượng độc giả trực tuyến của WSJ đã tăng. Một số ví dụ bao gồm cơ sở dữ liệu về thư điện tử của bà Hillary Clinton, cũng như đoạn video 12 phút về chứng nghiện fentanyl ở Mỹ. Những công cụ mới, như video 360 độ, có thể giúp mở rộng nội dung tin tức và tiếp cận độc giả tốt hơn bao giờ hết.

“Những tin tức này nhắc chúng tôi vì sao chúng tôi làm công việc này. Những tác phẩm báo chí chất lượng cao nhất không chỉ mang lại cho chúng ta tin tức về thế giới mà còn lay động chúng ta, dạy chúng ta những bài học và khiến chúng ta cảm thấy mình được kết nối,” Murray chia sẻ.

7. Gìn giữ và nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò sống còn

WSJ thực hiện phong cách làm báo “không bất ngờ” bằng cách duy trì 3 luật sư nội bộ hợp tác cùng các nhà báo viết tin tức, cũng như giúp các đối tượng trong bài viết có cơ hội biết tờ báo định đăng công khai những gì. 

Murray cho biết các đối tượng trong tin tức xứng đáng có một cơ hồi để bình luận, và chính sách này sẽ tăng cường hiểu biết của báo chí cũng như đội giả về chủ đề. Kể cả trong kỷ nguyên xuất bản như vũ bão, các câu chuyện tin tức vẫn cần phải được kiểm tra và chắc chắn độ chính xác.

Nhấn mạnh vào nhu cầu thay đổi văn hóa để thích nghi với cơ chế đưa tin mới, Murray cho biết: “Những nhu cầu này đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành chúng tôi, nhưng cũng mang lại sự phấn khích. Bất kể công nghệ ra đời trong 5-10 năm nữa là gì, chúng tôi biết sẽ luôn có độc giả theo đuổi những tin tức chất lượng. Cơ hội cho chúng tôi ở ngay đây, chờ đợi dể được nắm bắt”./.

Nguồn: Vietnam+

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top