Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hội nghị báo chí quan trọng bên lề ASEM 11

17:41 12/07/2016 - Pháp luật
Hội thảo báo chí Âu-Á lần thứ 8 đã được tổ chức tại Ulaanbaator, Mông Cổ cuối tuần qua với chủ đề với chủ đề “Kết nối Kỹ thuật số Âu-Á” bàn về vai trò và trách nhiệm của các nhà báo trong kỷ nguyên mới.

Quang cảnh hội thảo. (Nguồn: Vietnam+)

Sự kiện này, có Ngoại trưởng Mông Cổ Lundeg Purevsuren tới dự và phát biểu khai mạc, quy tụ 20 chuyên gia đến từ các cơ quan truyền thông hàng đầu như BBC (Anh), The Straits Times (Singapore), Wenhui Daily (Trung Quốc), Frontline Magazine (Ấn Độ), The Jakarta Post (Indonesia), The Independent (Ireland), Đài phát thanh và Truyền hình Mông Cổ.

Báo điện tử VietnamPlus đại diện cho Thông tấn xã Việt Nam tham dự hội thảo này.

Phát biểu tại phiên khai mạc, giám đốc điều hành Quỹ Á-Âu (ASEF), đại sứ Zhang Yang nhấn mạnh: “Hội thảo tập trung vào việc khai thác khả năng kết nối giữa các cơ quan báo chí châu Âu và châu Á để mở rộng biên độ địa lý, nhằm tiếp cận tới số độc giả đông đảo hơn ở hai châu lục.”

Tiến sỹ Mike McCluskey, điều phối viên của hội thảo, đã trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy châu Á có tỷ lệ sử dụng truyền thông xã hội liên tục cao hơn với 40%, trong khi tỷ lệ này ở châu Âu chỉ là 24%.

Hơn 50% số nhà báo nói rằng họ có phối hợp tác nghiệp với đồng nghiệp bên ngoài châu lục.

Tuy nhiên, có đến 54% số nhà báo không kết nối nói rằng họ không có khả năng tiếp cận các đồng nghiệp ở châu lục khác.

Các kết quả kháo sát trên nhằm phân tích thực tiễn hoạt động tác nghiệp của các nhà báo, cũng như độc giả ở châu Á và châu Á.

Hội thảo báo chí Âu-Á lần thứ 8, diễn ra từ ngày 7 đến 9/11 tại thủ đô Ulaanbaator,  là một hoạt động chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu ASEM 11.

Kể từ lần đầu tổ chức vào năm 1997 đến nay, hội thảo đã trở thành sự kiện báo chí quốc tế hàng đầu, thu hút các nhà báo, chuyên gia cao cấp đại diện cho các cơ quan truyền thông hàng đầu Châu Âu và Châu Á.

Sự kiện được tổ chức nhằm thúc đẩy tương tác giữa các độc giả với nhà báo, giữa các công dân hai châu lục, đặc biệt trong kỷ nguyên truyền thông xã hội./.

Nguồn: TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top