Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Báo chí là kênh chủ lực truyền thông chính sách

Ngày 24/11, tại Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác truyền thông của ngành thông tin & truyền thông; phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí chuyên trách truyền thông của bộ.

Tại hội nghị, ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố việc hình thành mạng lưới truyền thông ngành thông tin và truyền thông thống nhất, kết nối các cơ quan, đơn vị của bộ, ngành với các cơ quan báo chí.

Mạng lưới truyền thông gồm: 32 cơ quan, đơn vị thuộc bộ; 63/63 Sở Thông tin và truyền thông... Đặc biệt, mạng lưới có sự tham gia của gần 80 nhà báo, phóng viên chuyên trách của trên 50 cơ quan báo chí góp phần quan trọng làm tốt công tác truyền thông, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận trong hành động làm nên những thành công bước đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ ngành thông tin - truyền thông được Đảng, Nhà nước giao.

Thông tin về kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin ứng xử đối với báo chí truyền thông, bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí nêu rõ: Hệ thống báo chí của nước ta hiện nay có 6 cơ quan báo chí chủ lực: Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân.

Hiện có 127 cơ quan báo chí; 670 cơ quan tạp chí (318 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình; 64 Đài phát thanh, truyền hình ở địa phương; 5 đơn vị hoạt động truyền hình: Báo Nhân Dân, Truyền hình Thông tấn (Vnews); Truyền hình Quốc hội (QHVN), Truyền hình an ninh (ANTV), Phát thanh, truyền hình Quân Đội.

Hiện nay đã hoàn thành sắp xếp quy hoạch báo chí đối với các cơ quan báo chí tại 29/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 33/33 tổ chức Hội ở Trung ương và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 31/31 địa phương.

Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí trình bày chuyên đề tại hội nghị_Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền Thông

Bà Đặng Thị Phương Thảo cho rằng truyền thông chính sách theo các làm cũ là: tập trung chủ yếu vào xử lý các sự vụ, sự kiện; chỉ cung cấp thông tin, ít chú ý đến câu chuyện; chưa đánh giá tác động chính sách, tác động truyền thông trong quá trình bàn bạc, ban hành và thực thi chính sách; nặng về “định tính” hơn “định lượng”; dồn trách nhiệm lên “người phát ngôn”, không nghĩ rằng phát ngôn là tổng thể rất nhiều yếu tố (văn bản, hình ảnh, video, chính sách ban hành...)

Cách nghĩ, cách làm mới đối với truyền thông chính sách là: Muốn quản lý được, phải nhìn thấy được (đo đếm được, đánh giá và điều tiết được xu hướng thông tin...). Truyền thông đi trước, bằng nhiều phương thức để thay đổi nhận thức, tạo sự đồng thuận: Báo chí, Thông tin cơ sở (loa đài phường xã), mạng xã hội, Bản tin Zalo, Tin nhắn ngắn, thông tin cảnh báo qua nhạc chuông nhạc chờ... nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ báo chí cách mạng.

Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, đối với việc truyền thông chính sách, cơ quan nhà nước cần tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí để lan tỏa thông tin chính thống, tích cực trên báo chí, trên mạng; thay đổi một số phương thức cung cấp thông tin cho báo chí; đầu tư cho những câu chuyện hay, truyền cảm hứng tích cực để lan tỏa, dẫn dắt xu hướng thông tin về ngành, địa phương.

Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo phối hợp chặt chẽ với ban, bộ, Hội trung ương để quản lý chặt chẽ hoạt động báo chí, xử lý nghiêm vi phạm; cân nhắc, không cung cấp thông tin cho các phóng báo chí tác nghiệp không đúng tôn chỉ mục đích trong giấy phép hoạt động; tránh việc tiếp xúc cùng một lúc nhiều cơ quan báo chí khi hẹn lịch làm việc, trừ hội nghị, họp báo... Các cơ quan nhà nước cũng cần cân nhắc giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối “sàng lọc” các nhu cầu cung cấp thông tin của báo chí, gợi ý cách cung cấp thông tin phù hợp, đảm bảo quyền tác nghiệp của báo chí theo quy định.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top