Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp thời hội nhập

Đất nước càng dân chủ bao nhiêu thì sự công khai, minh bạch, tiếng nói của báo chí càng quan trọng bấy nhiêu, là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Chương trình Nhà báo đồng hành cùng doanh nghiệp (DN), ngày 10/6.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi gặp gỡ đoàn nhà báo_Ảnh:PV

Tham dự Chương trình có các đồng chí: Thuận Hữu, Ủy viên T.W Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên T.W Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng đông đảo đại diện lãnh đạo, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, các doanh nghiệp tiêu biểu trong cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá buổi gặp gỡ đoàn nhà báo tham dự Chương trình Nhà báo đồng hành cùng doanh nghiệp được tổ chức tại trụ sở Chính phủ góp phần "thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp, sự hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau giữa báo chí và doanh nghiệp vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước”.

Biểu dương vai trò quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Thủ tướng cho rằng, đất nước càng dân chủ bao nhiêu thì sự công khai, minh bạch, tiếng nói của báo chí càng quan trọng bấy nhiêu. "Đây là tiếng nói của công luận, là sức mạnh của báo chí. Sức mạnh này để phục vụ sự phát triển đất nước, trong đó, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh", Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu báo chí thực hiện tốt sứ mệnh vẻ vang, bảo đảm thông tin nhanh nhạy, khách quan, trung thực, luôn theo sát từng biến động trong dòng chảy đời sống, nhất là đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; thực hiện tốt vai trò cầu nối của báo chí, kịp thời chuyển tải thông tin, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, báo chí cũng cần động viên các DN, doanh nhân phát huy sáng tạo, chia sẻ với doanh nghiệp về những khó khăn, trở ngại đối với quá trình sản xuất, kinh doanh; phát hiện, biểu dương những điển hình, nhân tố mới, sản phẩm tốt đồng thời phát hiện, phê phán tiêu cực, sai trái, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị các DN chủ động cung cấp thông tin cho báo chí tốt hơn, thường xuyên hơn, góp phần quan trọng tạo ra những thương hiệu, sản phẩm Việt, chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, vì lợi ích của cộng đồng, vì sự phát triển đất nước.

Trước đó, sáng 10/6, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Diễn đàn đối thoại doanh nhân với nhà báo với chủ đề "Báo chí và doanh nghiệp thời hội nhập". 

Quang cảnh diễn đàn đối thoại doanh nhân và nhà báo_Ảnh:PV

Đây là dịp để các doanh nhân và những người làm báo cùng nhau trao đổi, thảo luận về vai trò của báo chí đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan báo chí với cộng đồng DN giúp hai bên hiểu biết nhau hơn, giúp nhau cùng phát triển và vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân. Báo chí và cộng đồng DN tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách của Chính phủ, nhất là trong việc cải cách thủ tục hành chính. Báo chí còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho DN.

Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên BCH Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn_Ảnh:PV

Để nâng cao mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp trong thời gian tới thì cả doanh nghiệp và cơ quan báo chí đều cần hướng tới sự chuyên nghiệp trong cung cấp và xử lý thông tin. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp đều mong muốn báo chí làm cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, người làm báo cần nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để làm tốt hơn trách nhiệm của mình khi thông tin trên báo chí về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; báo chí` hỗ trợ tuyên truyền chính sách, thúc đẩy quá trình xây dựng pháp luật, quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp.

Nhân dịp này, 13 nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí đã được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp” do VCCI trao tặng. Đây cũng chính là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Nhà báo Thuận Hữu khẳng định, báo chí và doanh nghiệp có mối quan hệ hai chiều, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Doanh nghiệp cần có báo chí, truyền thông để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngược lại, báo chí coi DN, doanh nhân là nguồn đề tài phong phú, đa dạng, là nguồn cảm hứng để sáng tạo tác phẩm.

Hoàng Lâm – Cường Phạm

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top