Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Agribank: Ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực đầu tư phát triển kinh tế "tam nông"

Với hành trình 36 năm dựng xây, phát triển, Agribank luôn đồng hành cùng nền kinh tế của đất nước, vượt qua gian khó, không ngừng trưởng thành, khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đất nước.

Chủ lực đầu tư phát triển “tam nông”

Từ khi thành lập cho tới nay, Agribank luôn kiên định sứ mệnh phục vụ “tam nông”. Từ nguồn vốn của Agribank, nông nghiệp và nông thôn khởi sắc, trên khắp mọi miền Tổ quốc. Trong màu xanh yên bình của mỗi miền quê, cuộc sống ấm no của những người nông dân “dám nghĩ, dám làm” có sự đóng góp không nhỏ của ngân hàng vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đến nay, Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,86 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,55 triệu tỷ đồng, trong đó gần 70% dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng “Tam nông” tại Việt Nam; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định, tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất đối với ngân sách nhà nước.

Agribank chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích với nhiều kênh phân phối đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Hằng năm, Agribank luôn là ngân hàng dẫn đầu về số tiền hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế với việc dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống người dân khu vực nông thôn; đóng góp nhất định vào thành công của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội.

Agribank luôn nỗ lực không ngừng đa dạng hóa các kênh dẫn vốn, đưa dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa của đất nước. Agribank tiên phong triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng nhằm mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy lùi nạn tín dụng đen. Bên cạnh đó, Agribank tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Agribank triển khai đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn nhằm đơn giản hóa các khoản tiêu dùng nhỏ lẻ, gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và các dịch vụ thanh toán hiện đại cho người dân. 

Bằng việc kết hợp điểm giao dịch lưu động với cho vay qua tổ vay vốn, phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông thôn… Agribank đã khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho “tam nông”, cải thiện đời sống của người dân, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao năng suất, tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

Chủ động, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn

Với vai trò “huyết mạch” trong phát triển “tam nông” và nền kinh tế đất nước, trong bối cảnh kinh tế gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng trong và sau đại dịch Covid-19, Agribank tiếp tục khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu luôn chủ động và tích cực trong các hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất. 

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, Agribank linh hoạt triển khai công tác huy động vốn, điều hành lãi suất, phí điều vốn phù hợp, tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, gia tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp, Agribank triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước, triển khai 13 chương trình tín dụng ưu đãi với quy mô 200 ngàn tỷ đồng, 08 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ trực tiếp khách hàng, chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn trong năm 2023, theo đó đã giảm lãi suất 1,3-2,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh; giảm 2-3%/năm đối với lĩnh vực tiêu dùng; giảm 3-4%/năm đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản…

Tuy hoạt động ngân hàng cũng đối mặt với nhiều khó khăn do chịu tác động từ nền kinh tế, nhưng Agribank chấp nhận cắt giảm lợi nhuận, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng hành với người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Ước tính, năm 2023, Agribank tiết giảm hơn 1.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay, với 2,2 triệu khách hàng được hỗ trợ.

Với 36 năm gắn bó, đồng hành và kiên định với mục tiêu phát triển “tam nông”, một lĩnh vực đặc thù và tiềm ẩn không ít rủi ro, song Agribank luôn nỗ lực, kiên trì, bền , vươn lên làm giầu. Toàn hệ thống Agribank đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành quyết liệt thực bỉ với nhiều giải pháp sáng tạo, đưa nguồn vốn đến với người dân, đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Hương Giang

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top