29 doanh nghiệp cam kết đầu tư 5 tỷ USD tại Quảng Bình

08:51 26/06/2023 - Kinh tế
Trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình, 29 nhà đầu tư với trên 32 dự án và khu vực quan tâm đầu tư đã cùng UBND tỉnh Quảng Bình ký Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực.

Ngày 25/6, tại Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình và Xúc tiến đầu tư năm 2023 với chủ đề "Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư".

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị. Ảnh_PV. 

Tham dự hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo thành phố Hà Nội và các tỉnh bạn; đại diện cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Về phía tỉnh Quảng Bình có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định số 377/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật, công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững. 

Phó Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh_PV. 

Quy hoạch cũng xác định rõ các định hướng, ưu tiên phát triển gồm: 02 trung tâm động lực tăng trưởng, 03 trung tâm đô thị, 03 hành lang kinh tế, 04 trụ cột phát triển kinh tế và 03 đột phá chiến lược; các lĩnh vực, dự án quan trọng nhằm tạo sự đột phá và sức lan tỏa... mở đường cho việc xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách thu hút các nguồn lực, triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị, phân bố dân cư, đất đai, tài nguyên, môi trường…Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung. Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là nền kinh tế phát triển năng động của miền Trung và cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá, tỉnh Quảng Bình rất quan tâm, tập trung làm tốt, đi đầu trong công tác quy hoạch và là tỉnh thứ chín trong toàn quốc được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh. Theo Phó Thủ tướng, đây là “cơ sở để Quảng Bình tiếp tục tiển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết nêu trên. Đồng thời, gắn kết quy hoạch tỉnh bảo đảm thống nhất với các quy hoạch cấp quốc gia, khắc phục những hạn chế chồng chéo với các quy hoạch trước đây”.

Để thực hiện được các quy hoạch, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh đẩy mạnh đột phá với 4 trụ cột phát triển, 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 2 trung tâm động lực tăng trưởng và 3 đột phá chiến lược; tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch, định kỳ rà soát, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai quy hoạch; tiếp tục tiết giảm các thủ tục, chi phí để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Bình, thu hút doanh nghiệp và phải giữ chân doanh nghiệp; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển để trở thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. 

Trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho các nhà đầu tư. Ảnh_PV. 

Cũng tại hội nghị, nhiều chuyên gia, nhà đầu tư trong và ngoài nước đã có những ý kiến tham luận, đánh giá tiềm năng, lợi thế và công tác thu hút đầu tư trên tất cả các lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh. Các đại biểu cũng bày tỏ quan tâm đầu tư vào một số lĩnh vực mà Quảng Bình có thế mạnh như du lịch, nghỉ dưỡng; năng lượng tái tạo; logistics; du lịch và nông nghiệp bền vững; đầu tư các tuyến đường du lịch, khu công nghiệp; nâng cấp và mở rộng tuyến vận tải từ cửa khẩu Cha Lo về cảng Hòn La; xây dựng cảng cạn tại Cha Lo…

Trong khuôn khổ hội nghị, với sự chứng kiến của lãnh đạo Trung ương cùng các Bộ, ngành và các đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 29 nhà đầu tư trên 32 dự án và khu vực quan tâm đầu đầu tư với tổng vốn đăng ký 112.165 tỷ đồng (tương đương 05 tỷ USD).

Trong đó, có 03 dự án trong lĩnh vực hạ tầng với tổng vốn 11.668 tỷ đồng; 05 dự án trong lĩnh vực thể thao - du lịch với tổng vốn 3.320 tỷ đồng; 06 dự án trong lĩnh vực công nghiệp - năng lượng - khoảng sản với tổng vốn 64.206 tỷ đồng; 01 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn 401 tỷ đồng; 17 khu vực nhà đầu tư quan tâm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản với tổng vốn 32.570 tỷ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng phát biểu bế mạc hội nghị. Ảnh_PV. 

Bên cạnh đó, Sở Du lịch thành phố Hà Nội và Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cũng trao thoả thuận hợp tác phát triển du lịch giữa 02 địa phương giai đoạn 2023 - 2030; Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Quảng Bình và Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội trao thoả thuận hợp tác giữa 02 đơn vị.

Quảng Bình có vị trí chiến lược quan trọng trên các hành lang phát triển kinh tế và hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nền kinh tế tổng hợp, đa dạng, đặc biệt là phát triển du lịch. Cùng với đó, 02 Khu kinh tế và 10 Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, đáp ứng để phát triển công nghiệp, logistics, năng lượng tái tạo, kinh doanh thương mại dịch vụ. Nơi đây giàu tài nguyên du lịch thiên nhiên cũng như nhiều di tích lịch sử, nhiều di sản văn hóa, tâm linh nổi tiếng như: Đường Trường Sơn huyền thoại, hang Tám Thanh niên xung phong, bến phà Long Đại, Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh... Đặc biệt, Quảng Bình có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 02 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. 

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top