10 địa danh Việt Nam được báo Malaysia coi là "thỏi nam châm" hút khách du lịch

03:53 11/03/2017 - Văn hóa xã hội
Mới đây, tờ New Straits Times (NST) của Malaysia đã đánh giá 10 địa danh sau là những "thỏi nam châm" thu hút du lịch của Việt Nam.

Vịnh Hạ Long từng xuất hiện trong phim "Kong: Đảo đầu lâu" vừa công chiếu

Tờ báo đánh giá Việt Nam là một đất nước có cảnh đẹp tự nhiên ngoạn mục với nhiều điểm thăm quan là các di sản thế giới, tuyến đường hầm dành cho những ai muốn tìm hiểu lịch sử, các bãi biển nguyên sơ, chợ nổi độc đáo, hang động và các công viên quốc gia cho du lịch mạo hiểm.

Dưới đây là 10 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam theo đáng giá của NST.

1. Địa đạo Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh)

Nằm ở thành phố Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi từng là địa điểm của một số chiến dịch quân sự trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và được sử dụng làm cơ sở hoạt động vào năm 1968. Sau khi giải phóng Sài Gòn, tuyến đường hầm này đã trở thành một khu tưởng niệm chiến tranh và khu vực thu hút khách du lịch đến với miền Nam Việt Nam.

2. Cầu Rồng (Đà Nẵng)

Là cây cầu dài nhất ở Việt Nam, cầu Hàm Rồng, Đà Nẵng được xây dựng trên sông Hàn, mô phỏng theo hình dạng của rồng thời Lý. Mỗi đêm, cây cầu được chiếu sáng bởi hàng ngàn ngọn đèn LED, mang đến khung cảnh rực rỡ cho thành phố.

3. Chùa Linh Phước (Đà Lạt - Lâm Đồng)

Hoàn thành vào năm 1952, chùa Linh Phước là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Việt Nam với một tháp chuông dài 37 mét, cao nhất trong cả nước. Các bức tường, trần, trụ, trang trí rồng, phượng trong chùa được khảm tinh tế bằng sứ và thủy tinh.

4. Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình)

Với độ cao hơn 200m, rộng 150m và dài 5km, hang Sơn Đoòng được coi hang động lớn nhất trên thế giới. Hang nằm ở Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, đây chắc chắn là một trong những cuộc phiêu lưu quyến rũ nhất mà du khách có thể được trải nghiệm ở Đông Nam Á.

5. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

Với những bãi biển cát trắng, đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, phong phú với các hoạt động lướt ván, lặn biển hay đơn giản chỉ là nằm thư giãn trên bờ biển. Đây cũng là nơi ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp.

6. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới vào năm 1994 nằm cách Hà Nội 170 km về phía đông. Đây là một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới với các thành tạo đá vôi kì thú. Du khách đến với Hạ Long có thể chọn du lịch bằng tàu thủy hoặc thuyền kayak để thăm quan vùng vịnh xinh đẹp này.

7. Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

Kiến trúc phố cổ Hội An dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian mặc dù đã được xây dựng từ khoảng 200 về trước. Những ngôi nhà và đường phố là sự pha trộn của phong cách Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.

8. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

Giống như nhiều di tích lịch sử trên thế giới, thánh địa Mỹ Sơn - một di sản thế giới của UNESCO - đã bị phá hủy khá nhiều bởi thời gian và chiến tranh. Đây được coi là khu khảo cổ có người ở lâu nhất Đông Dương.

"Mỹ Sơn" có nghĩa là "ngọn núi đẹp" và nó thực sự xứng đáng với tên gọi này. Thánh địa đặt trong khu rừng xanh ẩm ướt và những cây leo nhỏ mọc ra từ các kẽ nứt của kiến trúc mang đến vẻ đẹp lạ kỳ cho nó.

9. Sapa (Lào Cai)

Được người Pháp lập ra vào năm 1922, Sapa nằm ở phía tây bắc Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc. Sapacó cảnh quan hùng vĩ với những ruộng lúa bậc thang và các ngôi nhà độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số.

10. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

Tham quan chợ nổi ở Việt Nam là điều không thể bỏ qua với bất kỳ du khách nào, nổi tiếng nhất là chợ nổi Cái Răng.

Khi trời vừa mới hửng sáng, hàng trăm tàu thuyền tụ tập tại Chợ nổi Cái Răng - khu chợ buôn bán lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long - tạo ra bầu không khí sôi động và vui tươi. Hầu hết các thuyền đều chở sản phẩm nông nghiệp và rau quả địa phương. Thuyền nhỏ thường bán đồ uống nhẹ, rượu và thức ăn cho bữa sáng trong khi một số thuyền khác bán các dịch vụ và sản phẩm như xăng, thẻ di động, quần áo, mỹ phẩm và gia vị.

Từ Hải (th)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top