“Hà Nội - Bản hùng ca phố” những cung bậc cảm xúc thiêng liêng, tự hào và lãng mạn về một Thủ đô anh hùng

13:15 09/10/2024 - Văn hóa xã hội
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 10/10 trên kênh VTV1, VTVgo.

Chương trình mang tên “Hà Nội - Bản hùng ca phố” bởi mỗi con đường, mỗi ngôi nhà nơi đây đều là những chứng nhân lịch sử, lặng lẽ và kiên cường dõi theo bao sự kiện, từ đổ nát khốc liệt của chiến tranh đến ngày về huy hoàng chiến thắng.

“Hà Nội - Bản hùng ca phố” là một chương trình mang dấu ấn đặc biệt trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, mang đến sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping, xen kẽ các phóng sự, phỏng vấn nhân chứng lịch sử nhằm tái hiện chặng đường hào hùng 70 năm qua, nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền kỷ niệm: “Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”. 

Quý khán giả có thể đến xem trực tiếp chương trình “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - số 19C Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội (miễn vé vào cổng).

Chương trình “Hà Nội - Bản hùng ca phố” được diễn ra tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với lễ chào cờ đầu tiên của Thủ đô giải phóng được tổ chức vào 15 giờ ngày 10/10/1954, gồm 03 chương: Trận địa trong thành phố, 9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô, Bài ca Hà Nội trong đó xuất hiện các cuộc gặp gỡ với nhiều nhân chứng lịch sử như: NSƯT Phùng Đệ - nhà quay phim chiến trường kỳ cựu.

Trong 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1946, ông mới là một vệ út 13 tuổi, làm liên lạc cho các đơn vị trong thành, có mặt trong cuộc lui quân lịch sử ngày 17/2/1947; bà Phạm Thị Viễn, nữ tự vệ 22 tuổi của Nhà máy cơ khí Mai Động, đầu chít khăn tang trắng vẫn kiên cường bên mâm pháo bảo vệ bầu trời Hà Nội và góp phần hạ gục chiếc máy bay F111A vào đêm 22/12/1972; ông Hoàng Quân Tạo, tổ trưởng tổ phát tán tài liệu Ban công vận nội thành… 

Câu chuyện mà “Hà Nội - Bản hùng ca phố” đem đến xuyên suốt chặng đường lịch sử 70 năm để đến ngày giải phóng, những thế hệ con, cháu của người Hà Nội tiếp tục dựng xây và gìn giữ Thủ đô bằng tình yêu được cha ông truyền lại, bằng sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt của của mình. Sự phát triển của Thủ đô qua các thời kỳ sẽ được tái hiện thông qua các hình ảnh trình chiếu 3D mapping về những công trình đã và đang xây dựng, những dự án lớn của tương lai là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và rực rỡ ấy.

Điểm nhấn của chương trình chính là sự tham gia trình diễn của nhiều ca sỹ, nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Tấn Minh, NSƯT Đăng Dương, Hồng Nhung, Tùng Dương, Trọng Tấn, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Bảo Trâm, Tạ Quang Thắng, Tố Loan, Đông Hùng, Lê Anh Dũng, nhóm nhạc Oplus, Tường Linh, Violinist Minh Hiền, Violinist Hải Ngọc… cùng những ca khúc đi cùng năm tháng, những bài hát nổi tiếng về Hà Nội gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của Thủ đô được mashup mang mầu sắc mới. “Hà Nội - Bản hùng ca phố” hy vọng sẽ đem đến cho khán giả yêu Hà Nội nhiều cung bậc cảm xúc thiêng liêng, tự hào và lãng mạn.

Quý khán giả có thể đến xem trực tiếp chương trình tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - số 19C Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội (miễn vé vào cổng).

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top