
Trao Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020
23/11/2020
Bắc Giang hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Ảnh: Minh Quang
Cụ thể, mức chi hỗ trợ đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó, nhóm nghề công nghiệp, dịch vụ là 650 nghìn đồng/người/tháng; nhóm nghề nông nghiệp như nghề Kỹ thuật trồng nấm là 650 nghìn đồng/người/tháng, nghề nông nghiệp khác là 520 nghìn đồng/người/tháng; nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp (nghề phụ) là 520 nghìn đồng/người/tháng. Dạy nghề cho người khuyết tật là 1 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian đào tạo nhóm nghề công nghiệp, dịch vụ là 03 tháng; nhóm nghề nông nghiệp là 02 tháng; nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp (nghề phụ) là 02 tháng.
Người lao động có thể được Nhà nước hỗ trợ đến gần 2 triệu đồng để hoàn thành khóa học 2-3 tháng. Ảnh: Minh Quang
Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất canh tác có mức hỗ trợ tiền ăn là 30 nghìn đồng/người/ngày thực học.
Bên cạnh đó, hỗ trợ tiền đi lại là 200 nghìn đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên, hỗ trợ 300 nghìn đồng/người/khóa học đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
Danh mục nghề đào tạo gồm có nhóm nghề Công nghiệp - Dịch vụ; nhóm nghề nông nghiệp có 3 nhóm là Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi - Thú y, Nuôi trồng thủy sản và nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp.
Hòa Vũ - Tuấn Hữu